Những chi phí ngoài báo giá thang máy – Các chủ đầu tư cần lưu ý

những chi phí ngoài báo giá thang máy

Thông thường các chủ đầu tư rất quan tâm đến phần chi phí phát sinh trong xây dựng hoặc mua những thiết bị có giá thành cao, thang máy là một trong những thiết bị có khả năng phát sinh chi phí nếu chủ đầu tư không được lưu ý ngay từ đầu. Và sau đây là 3 loại chi phí không bao gồm trong báo giá thang máy, chủ đầu tư cần tính toán và dự trù trước phần chi phí này để tránh vượt ngân sách
Thông thường các chủ đầu tư rất quan tâm đến phần chi phí phát sinh trong xây dựng hoặc mua những thiết bị có giá thành cao, thang máy là một trong những thiết bị có khả năng phát sinh chi phí nếu chủ đầu tư không được lưu ý ngay từ đầu.  Và sau đây là 3 loại chi phí không bao gồm trong báo giá thang máy, chủ đầu tư cần tính toán và dự trù trước phần chi phí này để tránh vượt ngân sách.

Các đơn vị cung cấp thang máy hiện nay trên thị trường đa phần đều cung cấp thiết bị theo dạng trọn gói, nghĩa là từ khâu cung cấp, lắp đặt, vận hành, kiểm định, và bảo hành thang trọn gói 18 tháng. Nhưng có những khoản chi phí nằm ngoài báo giá thang máy mà chủ đầu tư cần lưu ý đó là: chi phí xây dựng hố thang máy, chi phí ốp mặt tiền cho thang máy và chi phí đóng cọc tiếp địa cho thang máy.

Những khoản chi phí ngoài báo giá thang máy như sau:

Nội dung

1. Chi phí xây dựng hố thang máy

hố thang máy

Chi phí xây dựng hố thang máy là chi phí không bao gồm trong báo giá thang máy. Thông thường đơn vị cung cấp thang máy sẽ hỗ trợ kích thước, bản vẽ hố thang, tư vấn xây dựng phần hố và giám sát kỹ thuật để đảm bảo hố thang được xây dựng chính xác, thuận tiện cho việc lắp đặt thang máy về sau nhưng phần chi phí để xây dựng hố thang là chi phí không bao gồm trong báo giá thang máy.

Chi phí lắp đặt hố thang hiện nay tùy thuộc vào vật liệu xây dựng mà chủ đầu tư chọn để xây dựng hố. 2 loại vật liệu phổ biến hiện nay thường được dùng để xây dụng hố thang đó là: xây bằng cột bê tông tường gạch và xây bằng khung sắt (thép)

Xây dựng bằng cột bê tông, tường gạch: hình thức xây dựng này phù hợp với công trình xây dựng mới, những công trình không quá eo hẹp về diện tích. Dùng cột bê tông và tường gạch là phương án không gây tốn kém quá nhiều chi phí, do vật liệu rẻ, sử dụng luôn nhân công trong xây dựng nhà, vì vậy sẽ tối ưu về mặt chi phí và kiên cố.

Xây dựng bằng khung sắt (thép), sơn tĩnh điện: hình thức xây dựng bằng khung sắt (thép) khá mới, loại xây dựng này chủ yếu được áp dụng cho các công trình xây dựng nhà cải tạo, những công trình bị hạn chế diện tích xây dựng, hoặc những công trình muốn xây dựng thang máy kính.

Việc xây dựng hố thang máy bằng khung sắt thép, bao che xung quanh bằng kính hoặc alumi, sẽ gây tốn kém chi phí hơn nhiều so với việc xây dựng bằng gạch. Hình thức xây dựng này sẽ được tính theo từng tầng, theo chiều cao và theo vật liệu mà chủ đầu tư lựa chọn. Ưu điểm là có tính thẩm mỹ cao và tiết kiệm diện tích nhưng kéo theo đó là giá thành khá cao.

2. Chi phí ốp mặt tiền của thang máy

Ốp mặt tiền thang máy là khoản chi phí thứ 2 mà chủ đầu tư phải chịu trong việc phát sinh khi mua thang máy mà không bao gồm trong báo giá thang máy. Thông thường việc ốp mặt tiền thang máy sẽ có nhiều phương án thực hiện, ốp inox, ốp gỗ, xây trát và sơn, ốp gạch, ốp đá… Trong các phương án này thì ốp đá là phương án được sử dụng phổ biến nhất, kể cả thang máy nhà cao tầng, thang máy chung cư, thang máy gia đình…

Việc ốp đá mặt tiền cho thang máy sẽ có nhiều mức giá khác nhau tùy thuộc vào loại đá được chọn, như đá tự nhiên, đá nhân tạo, các loại đá đắt tiền. Việc lựa chọn loại nào sẽ do chủ đầu tư quyết định và chịu chi phí.

3. Chi phí lắp cọc tiếp địa

cọc tiếp địa

Hệ thống tiếp địa thang máy giúp triệt tiêu nhiễu sinh ra trong quá trình vận hành, đảm bảo độ an toàn, ổn định và tuổi thọ của thiết bị. Hệ thống này sẽ giúp hạn chế rủi ro về điện cho thang máy trong trường hợp thang không may khi bị rò điện (do chuột cắn, do đứt dây, hay một lý do nào khác…) đặc biệt là trong trường hợp bị rò điện cao thế vào cabin, cửa cabin hay cửa thang, các thiết bị điện trên phòng máy,… thì hệ thống tiếp địa sẽ lập tức truyền xuống đất, tránh được điện giật, đảm bảo an toàn cho người sử dụng cũng như kỹ thuật viên khi thao tác gần thiết bị.

Chi phí lắp cọc tiếp địa sẽ không bao gồm trong báo giá thang máy mà do chủ đầu tư chịu trách nhiệm lắp đặt (hoặc thường do bên xây dựng thi công), chủ đầu tư cần xác định rõ để tránh những rắc rối về sau.

Ngoài 3 khoản chi phí trên, chi phí mua thang máy sẽ có những phát sinh khác mà chủ đầu tư phải chịu như các loại trang trí thêm cho thang máy, chi phí sử dụng thẻ từ cho thang máy hoặc những tiện ích cộng thêm. Và đây là những loại chi phí không bao gồm trong báo giá thang máy mà chủ đầu tư cần lưu ý và làm rõ khi ký hợp đồng thang máy. Thang máy Việt Đông Hải hy vọng bài viết này có thể giúp cho quý khách hàng có cái nhìn tổng quan hơn và dự trù chi phí chính xác hơn.

 

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *